Trần thạch cao giật cấp được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều thiết kế với những ngôi nhà rộng rãi và hiện đại. Sau đây chúng tôi sẽ Hướng Dẫn Thi Công Trần Thạch Cao Giật Cấp Kín Đẹp Nhất, mời các bạn tham khảo nhé.
Trần thạch cao giật cấp là gì?
Trần thạch cao giật cấp là những thiết kế mang lại cho ngôi nhà của bạn một không gian mới mẻ và hiện đại, với rất nhiều mẫu mã và thiết kế khác nhau bạn có thể thoải mái lựa chọn những mẫu phù hợp nhất. Đây là loại trần có tấm trần nằm trên nhiều mặt phẳng khác nhau và sẽ có khoảng cách chênh giữa các mặt phẳng này, đồng thời chúng sẽ được thiết kế với các khe hắt sáng rất phù hợp để có thể tôn thêm vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Thiết kế trần giật cấp này thường sẽ có cấu trúc hiện đại hơn và đa dạng hơn chúng được ứng dụng rất phổ biến trong việc thiết kế nội thất nhà chung cư hay ở những biệt thự có không gian rộng. Với thiết kế tầng giật cấp sẽ che đi những khuyết điểm trong thiết kế hay trang trí nhà cửa đồng thời cũng có tác dụng tốt trong việc cách âm và cách nhiệt rất tốt.
Khi thi công các loại trần thạch cao giật cấp người ta sẽ kết hợp với khung xương và các tấm thạch cao và ghép chúng lại thành nhiều tầng giật cấp để tạo điểm nhấn cho những thiết kế của ngôi nhà để chúng thêm phần quyến rũ và sang trọng hơn cho không gian trần nhà của gia đình bạn.
Phân loại trần thạch cao giật cấp
Hiện nay trong quá trình thi công người ta sẽ chia trần thạch cao giật cấp thành hai loại đó là trần thạch cao giật cấp hở và thạch cao giật cấp kín để bạn có thể thoải mái lựa chọn cho ngôi nhà của mình được đẹp hơn và phong cách hơn, đặc biệt là phải phù hợp với thiết kế của không gian ngôi nhà.
Trần thạch cao giật cấp hở
Loại trần thạch cao giật cấp hở bao gồm tấm thạch cao và khung xương với một số phụ kiện thạch cao khác, các mẫu trần thạch cao giật cấp hở sẽ được thiết kế 2 đến 3 cấp tùy theo từng nhu cầu của khách hàng cũng như dựa vào đặc điểm của từng không gian trong gia đình.
Trần thạch cao giật cấp hở chúng cũng có một số ưu điểm đó là có khả năng chống chát, cách nhiệt, chống ẩm tốt nên nó vừa đẹp lại vừa an toàn, tất nhiên là giá thành có phần sẽ đắt hơn so với trần thạch cao chìm.
Trần thạch cao giật cấp kín
Loại trần này hầu như chúng kín và khoảng cách giữa các thanh giật cấp không nhiều, mang lại nét đẹp hiện đại không rất đơn giản, phù hợp với những căn phòng có thiết kế cổ điển.

Hướng Dẫn Thi Công Trần Thạch Cao Giật Cấp Kín Đẹp Nhất
Để có được sản phẩm vừa đẹp lại vừa an toàn, đạt chất lượng thì quá trình thi công phải thật kĩ càng thì mới có thể hoàn thành các công đoạn một cách đẹp và chắc chắn nhất.
Bước 1: đầu tiên chúng ta cần cố định thanh viền tường giật cấp của trần hạ và sau đó tiến hành cốn định thanh viên 20/22 cho vị trí của hạ giật cấp hở. Sau đó cần treo thanh chính cho phần trần hạ.
Bước 2: tiếp theo chúng ta cần tiến hành cố định thanh VTC 20/22 mặt dựng của trần hạ lên trên khung cương của trần thượng bằng các vít liên kết với nhau sao cho chắc chắn.
Bước 3: để liên kết giữa thanh chính và thanh phụ bạn cần phải cắt thanh phụ và tiến hành bẻ mặt dựng cũng như liên kết vào thanh chính bằng khóa liên kết, hai đầu của chúng sẽ được liên kết lại với nhau bằng vít bắt khung.
Bước 4: sau khi hoàn thành các bước bắt trần thạch cao giật cấp hở xong bạn cần cân chỉnh lại hệ khung xương sao cho đúng và chắc chắn và tiến hành lắp đặt tấm lên khung. Khi lắp đặt tấm lên khung cũng cần hết sức cẩn thận nhớ là chiều dài của tấm phải theo chiều vuông góc với thanh phụ và các tấm phải mắc sole với nhau bằng các liên kết.
Bước 5: sau khi hoàn thành xong bước cuối cùng chúng ta cần gia cố các góc cạnh bằng thanh V lưới và bàn giao công trình cho chủ nhà. Trước khi bàn giao công trình nên vệ sinh trần sạch sẽ và tiến hành các bước nghiệm thu công trình.
Những lưu ý khi lắp đặt trần thạch cao giật cấp
Để thi công trần thạch cao giật cấp nhanh chóng và đạt hiệu quả chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Khi lắp đặt và thi công các mặt dựng thì chúng ta phải sử dụng thanh V để liên kết chúng lại nhằm tăng tính liên kết và giúp liên kết được an toàn hơn đồng thời giúp cho mặt dựng được thẳng và không lượn sóng, không bị lật.
- Điều thứ 2 là cần đảm bảo được liên kết thanh U ở các vị trí mặt dựng và nhớ là phải tuân thủ nguyên tắc chiều dài của tấm phải luôn song song với thanh chính và phải vuông góc với thanh phụ thì mới được xem là đúng.
- Vị trí của tấm thạch cao mặt dựng bao giờ nằm cũng trên tấm của trần hạ và khoảng cách giữa trần hạ với tường bao giờ cũng sẽ nằm ở mức 400mm.
Ứng dụng của trần thạch cao giật cấp
Ngày nay trần thạch cao giật cấp được ứng dụng rất nhiều đem lại đến cho gia đình bạn một không gian sống và làm việc vô cùng thoải mái và bắt mắt, không chỉ nó được thiết kế ở những công trình có không gian rộng mà trong chính ngôi nhà của bạn là phòng ngủ, phòng khách với phòng làm việc cũng đều có thể làm loại trần này.
Với phòng khách bạn có thể lựa chọn những mẫu mã sang trọng và cầu kì tuy nhiên đối với phòng ngủ chúng tôi khuyên các bạn chỉ nê chọn những mẫu trần thạch cao giật cấp đơn giản thôi để mang lại một không gian nghỉ ngơi ấm cúng nhưng không kém phần lãng mạn.
Chúng tôi vừa mới hoàn thành các nội dung về Hướng Dẫn Thi Công Trần Thạch Cao Giật Cấp Kín Đẹp Nhất hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được những thiết kế phù hợp nhất với ngôi nhà của mình.
Xem thêm: